Thừa kế theo pháp luật và thứ tự người thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là một trong những điểm được nhiều người quan tâm. Các quy định liên quan đến thừa kế này được thể hiện rõ ràng trong chương XXIII của Bộ luật Dân sự năm 2015. Để có cái nhìn chi tiết hơn về thừa kế theo pháp luật, mời bạn theo dõi thông tin được trình bày trong bài viết dưới đây từ Luật My Way!

Thừa kế theo pháp luật là gì? Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Tại Điều 649, Bộ Luật Dân sự 2015, nêu rõ khái niệm thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật có tại Điều 650 của bộ Luật này, cụ thể gồm:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Thứ tự người thừa kế theo pháp luật ra sao?

Tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật quy định:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

>>> Xem thêm: Thừa kế theo di chúc là gì? Công ty tư vấn thừa kế theo di chúc uy tín

Quy định về thừa kế thế vị trong thừa kế theo pháp luật

Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị trong thừa kế theo pháp luật như sau: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Quy định về quan hệ trong thừa kế theo pháp luật như thế nào?

Nội dung Điều 653 Bộ Luật Dân sự 2015 về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ nêu rõ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.

Còn tại Điều 654 Bộ Luật Dân sự 2015 về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế quy định: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Thừa kế theo pháp luật ra sao trong trường hợp hai vợ chồng đã chia tài sản chung?

Điều 655, Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định chi tiết việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác:

  • Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
  • Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
  • Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Như vậy bài viết đã chia sẻ chi tiết tới bạn quy định thừa kế theo pháp luật hiện hành. Nếu chưa hiểu rõ vấn đề nào hoặc cần hỗ trợ tư vấn về quyền thừa kế thì hãy nhanh tay liên hệ ngay Công ty Luật My Way hôm nay. Với đội ngũ luật trẻ tài năng, am hiểu sâu pháp luật Việt Nam, chúng tôi sẽ mang tới cho tất cả Quý khách hàng những giải pháp tư vấn phù hợp và hiệu quả nhất!

Luật My Way – Con đường công lý

Trụ sở chính: Tổ 4, phường Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: P2608, Sảnh A Tòa HH2 Bắc Hà, 15 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: luatmyway@gmail.com

Hotline: 024.6688.0968 – 0936.454.001

Fanpage: Công ty Luật My Way

Website: luatmyway.vn

Tin liên quan