Hành lang pháp lý sẽ tạo điều kiện phát triển cho P2P Lending tại Việt Nam
P2P Lending đã trở thành xu thế toàn cầu và hiện tại xu thế ấy ngày càng phát triển mạnh mẽ vượt bậc tại Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều lý do khiến cho hình thức P2P Lending vẫn còn gặp phải khó khăn và chưa phát huy được hết những tiềm năng kinh tế vốn có. Mới đây, thông tin hành lang pháp lý sẽ tạo điều kiện phát triển cho P2P Việt Nam đã khiến những đơn vị P2P mừng ra mặt và mong chờ những thông tin chính xác, cụ thể hơn về vấn đề này.
Theo tổ chức nghiên cứu Transparency Market Research, quy mô, tốc độ tăng trưởng luỹ kế của P2P Lending dự kiến đạt 48,2% trong giai đoạn 2016 - 2024. Trong khi đó, định chế tài chính Morgan Stanley nhận định mức tăng trưởng 53,5% trên toàn cầu vào năm 2020.
P2P Lending đã trở thành xu thế toàn cầu và hiện tại xu thế ấy ngày càng phát triển mạnh mẽ vượt bậc tại Việt Nam
Các chuyên gia kinh tế đánh giá tiềm năng phát triển của P2P Lending là vô cùng lớn và có thể trở thành hình thức tín dụng phố biến trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đang dành nhiều sự quan tâm và mong muốn đưa hệ thống này trở thành kênh dẫn vốn ổn định, minh bạch, tiện lợi cho người sử dụng trong thời gian tời.
Minh chứng cho việc đó chính là sự chỉ đạo của Chính phủ đối với Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án thí điểm cho vay ngang hàng và dự kiến đưa loại hình kinh doanh này vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây có thể được xem là một tin vui, mở ra một trang mới cho nhóm doanh nghiệp P2P Lending tại Việt Nam.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - bà Nguyễn Thị Hồng nhận định cho vay ngang hàng là hình thức giao dịch dân sự và pháp luật hiện hành chưa có quy định giao cho cơ quan chức năng nào quản lý. Cơ quan quản lý không cấm các sản phẩm của xu hướng kinh doanh mới nhưng phải đảm bảo việc quản lý chặt chẽ.
Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án thí điểm cho vay ngang hàng
Cũng trong cuộc họp về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) mới đây, đại diện Chính phủ cho biết đã có dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về phương thức hoạt động truyền thống của P2P Lending giúp kết nối trực tiếp người vay với người cho vay, đồng thời xem xét việc mở rộng sự tham gia của các tổ chức tài chính.
Những động thái quản lý mới nhất này đã mở ra cơ hội và xung lực cho P2P Lending, nó yêu cầu các doanh nghiệp cần nhanh chóng xác lập mô hình quản trị hiệu quả để đón đầu khi Chính phủ hoàn tất các quy trình quản lý mới nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngang hàng và tạo nên môi trường cho vay lành mạnh, tiến tới huy động được nguồn vốn khổng lồ trong gần 100 triệu người dân Việt Nam.
Mofin chính là cái tên tiềm năng, nổi trội trong giới fintech hiện nay
Với xu thế phát triển nhanh chóng mặt, P2P Lending đã thu hút khoảng 40 công ty P2P Lending đang hoạt động (theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam). Một số công ty P2P Lending quy mô như Mofin, Tima, VnVon,… đang tập trung phát triển nguồn nhân lực, công nghệ, để nghiên cứu và phân tích chuyên sâu nhằm đảm bảo đơn giản, minh bạch, giảm thiểu rủi ro và được hàng vạn khách hàng tín nhiệm. Đặc biệt, với sự kiện Công ty Cổ phần Tài chính Công nghệ Netfin mua lại ứng dụng công nghệ Mofin từ Mỹ vào đầu tháng 5/2019, cùng lễ ký kết hợp tác 3 bên giữa ngân hàng NCB, Bảo hiểm VASS và Netfin mới đây đã giúp ứng dụng này trở thành “điểm sáng” trong sự phát triển vượt bậc toàn diện. Ngoài ra, nếu xét theo điều kiện tham gia cơ chế Sandbox Việt Nam, Mofin chính là cái tên tiềm năng, nổi trội trong giới fintech hiện nay.