Thay đổi tư duy trong đầu tư – Chìa khóa giúp “tiền đẻ ra tiền” nhiều hơn

Trong khi người nghèo chỉ chăm chăm tiết kiệm, có 2 đồng thì cất giữ 1 đồng rưỡi còn người giàu lại nghĩ cách “tiêu” cả 2 đồng và biến chúng thành 4 đồng, 6 đồng hoặc nhiều hơn thế nữa. Bí quyết của sự giàu có không nằm ở việc dành dụm được bao nhiêu mà nằm ở khả năng tận dụng từng đồng tiền bạn có.

Trong suốt 50 năm tiến hành một nghiên cứu, Thomas Guletty – nhà kinh tế học người Pháp đã phát hiện ra rằng, 50% người Mỹ thuộc những người nghèo nhất đã tăng thu nhập với mức dưới 1%, trong khi 1% số người Mỹ giàu nhất đã tăng thu nhập lên tới tận 300%. Người nghèo vẫn mãi nghèo, người giàu ngày càng giàu lên. Đó là một thực tế khốc liệt của cuộc sống song nếu hiểu được nguyên nhân của sự giàu hay nghèo, bạn có thể thay đổi số phận của mình. 

Xem thêm: Top những cách làm giàu cho người ít vốn

Tư duy – Yếu tố quyết định giàu nghèo 

Một nhà kinh doanh đã nói rằng: “Sự khác biệt lớn giữa người nghèo và người giàu nằm ở suy nghĩ.” Tư duy về đồng tiền, về cách kiếm và tiêu tiền chính là yếu tố quan trọng quyết định ai đó sẽ nghèo hay giàu. Thật vậy. Đó là lý do thế giới có rất nhiều triệu phú, tỷ phú tự thân. Họ giàu có và tiến vào xã hội thượng lưu bằng chính năng lực của mình chứ không nhờ bệ đỡ từ gia đình hay quý nhân giúp đỡ. Với tư duy làm giàu, ngay cả khi bỗng chốc trở nên “nghèo rớt mồng tơi”, họ vẫn có thể giàu có trở lại. 

Người nghèo có xu hướng cân đo đong đếm kỹ lưỡng “được” và “mất” khi đưa ra quyết định nào đó. Sự tự ti về mặt tài chính khiến họ dễ lựa chọn những lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài. Chẳng hạn, khi mua một món đồ, họ thường sẽ chọn loại giá rẻ hơn (dù hai món đồ chênh lệch giá không quá lớn) mà không nghĩ rằng giá rẻ thường đi kèm với chất lượng thấp, tuổi thọ ngắn.

Cũng vì nghèo, không có nhiều tiền nên người nghèo cố gắng để dành tiền thật nhiều và không dám tiêu pha, sử dụng tiền cho những mục đích dài hạn, biến tiền “sống” biến thành tiền “chết”. Quá xem trọng đồng tiền cũng khiến người nghèo vô tình trở thành nô lệ của đồng tiền, chỉ biết chăm chăm giữ tiền với hy vọng rằng số tiền dành dụm được sẽ giúp họ thoát nghèo.

Trong khi đó, người giàu sẽ có tư duy trái ngược. Thay vì khư khư “ôm” tiền, họ tìm cách sinh lời từ tiền, biến 1 đồng thành 2 đồng, 3 đồng… Với số tiền kiếm được, người giàu sẽ dành phần lớn để đầu tư, kinh doanh dù biết rằng nguy cơ thua lỗ là có, thậm chí họ có thể mất hết. Một phần ít còn lại họ giữ để quản lý chi tiêu. Tuy nhiên, chính sự can đảm trong cách tiêu tiền, tích cóp và quản lý tiền thông minh đã mang đến cho họ nhiều cơ hội cùng khả năng trở nên giàu có hơn. Có thể nói, người giàu làm chủ đồng tiền, biết cách để tiền “làm việc” cho họ chứ không để tiền “chết”.

Làm gì để giàu có hơn?

Talmud (cuốn sách ghi lại ý kiến của các giáo sự Do thái ở nhiều lĩnh vực trong đời sống) nhấn mạnh: “Một khoản tiền lớn tiết kiệm trong ngân hàng, qua 3 đời, tiền sẽ mất giá. Muốn dựa vào tiền lãi nhân hàng để phát tài là điều không thể”. Điều này hoàn toàn chính xác, nhất là trong xã hội ngày nay. Mặc dù tiết kiệm là cần thiết để có vốn liếng lâu dài, có chỗ dựa vững chắc giúp chúng ta ứng phó với khó khăn nhưng tiết kiệm không khiến bạn giàu có hơn. Người nghèo càng tiết kiệm càng nghèo, người giàu càng tiêu lại càng giàu. 

Vì vậy, để có thể trở nên giàu có, việc “đơn giản” nhất là thay đổi tư duy về tiền, cách kiếm tiền.

Nếu bạn đang có một công việc với thu nhập cố định, hãy cố gắng tìm kiếm thêm một hoặc một số công việc khác có thể giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Bạn có thể kinh doanh online hay dùng tiền để đầu tư cổ phiếu, chứng khoán, hoặc bất động sản, tùy vào khả năng tài chính và thế mạnh của mình. Chưa có kinh nghiệm thì chỉ nên dùng một khoản nhỏ để bắt đầu và tích lũy dần dần hoặc thông qua các hình thức đầu tư gián tiếp, ủy thác đầu tư. Chẳng hạn, với chứng khoán, bạn có thể tham khảo các sản phẩm trên ứng dụng đầu tư tài chính TKSIC với vốn tham gia chỉ từ 1 triệu đồng.

Bên cạnh đó, bạn vẫn nên tiếp tục duy trì thói quen giữ một phần lương để tiết kiệm cũng như học cách quản lý tiền bạc. Hãy tính toán tất cả các chi phí, số tiền bạn tiêu trong 1 tháng để biết tiền của bạn đang được sử dụng ra sao. Về việc này, bạn có thể tham khảo các quy tắc quản lý tài chính như 50/30/20, quy tắc 6 chiếc lọ… 

Tự thân làm giàu không dễ nhưng không phải là bất khả thi. Điều quan trọng là bạn có dám thay đổi tư duy, có dám bước ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân để thay đổi số phận hay không. Nếu bó chặt bản thân trong tấm kén bé nhỏ, kiếm từng đồng tiền nhỏ, tài chính của bạn sẽ khó có chuyển biến tích cực.

TKSIC – Đầu tư và Tích lũy thông minh

Địa chỉ: Lầu 10, Tòa nhà MB Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q.1

Hotline: 08 3656 3656

Email: support@tksic.vn

Website: tksic.vn

Tin liên quan