Chính phủ ghi nhận công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, thành công

 

Toàn cảnh buổi họp báo

Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một trong những kết quả nổi bật trong tháng 7 vừa qua là đã chuẩn bị các điều kiện cho các đoàn kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2021, vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19;

Đồng thời, hướng dẫn các địa phương tổ chức đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT vào các ngày 7-8/7 trong bối cảnh dịch Covid-19. Hướng dẫn, các cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng đề án tuyển sinh công khai trên trang web của các cơ sở đào tạo và phương tiện thông tin đại chúng làm căn cứ để thí sinh nghiên cứu lựa chọn phương án xét tuyển vào trường, bảo đảm tính chính xác, minh bạch.

Báo cáo cũng cho biết, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm 2021 ước đạt 913 nghìn tỉ đồng, bằng 68% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 810,6 nghìn tỉ đồng, bằng 48% dự toán. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2021 tăng 0,62% so với tháng trước, tăng 2,64% so với tháng 7/2020.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, CPI bình quân tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2020. Liên quan tới lĩnh vực lao động, việc làm, báo cáo cho biết, các ngành, các cấp, các địa phương đã tập trung, khẩn trương triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP, thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Kế hoạch triển minh khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP; đơn giản hóa, rút ngắn quy trình, thủ tục xác định các nhóm đối tượng được hỗ trợ để bảo đảm kinh phí hỗ trợ đến tay thi người dân gặp khó khăn một cách nhanh nhất.

Đến nay, các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện chi trả trợ cấp cho người dân theo 12 chính sách quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP. Trong đó, ngành bảo hiểm xã hội đã hoàn tất cả thủ tục, gửi thông báo đến 375.335 đơn vị đang sử dụng hơn 11,2 triệu lao động dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thời gian miễn đóng bảo hiểm áp dụng trong 12 tháng (đến hết tháng 6/2022). Đến nay, đã thực hiện hỗ trợ 12,1 triệu lao động và gần 376 nghìn người sử dụng lao động với tổng kinh phí trên 5,7 nghìn tỉ đồng. Đồng thời, hỗ trợ người dân thông qua chính sách giảm giá điện, giá nước, dịch vụ viễn thông cho người dân, doanh nghiệp với quy mô khoảng trên 10 nghìn tỉ đồng.

Báo cáo cũng nêu rõ, các cấp, các ngành đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình lao động, nhất là trong các khu công nghiệp, để kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động.

Hướng dẫn thực hiện chính sách lao động, tiền lương cho doanh nghiệp và nhiều người lao động, góp phần ổn định tình hình quan hệ lao động trong doanh dự nghiệp, giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 đến thu nhập, tiền lương của người lao động.

Nguồn GDTĐ

Tin liên quan