Gà chọi bị bệnh nấm điều trị như thế nào?

Nấm là căn bệnh dễ gặp phải trong quá trình chăn nuôi gà chọi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và phong độ  thi đấu của chiến kê. Vậy phát hiện và phòng trị bệnh nấm trên gà đá như thế nào?

Các bệnh nấm thường gặp trên gà chọi

Gà đá thường xuyên phải đối mặt với các điều kiện khắc nghiệt như huấn luyện nặng, đấu đá căng thẳng và môi trường chuồng trại không đảm bảo vệ sinh. Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển và tấn công. Dưới đây là bốn loại bệnh nấm phổ biến nhất mà người nuôi cần lưu ý:

1. Nấm phổi (Aspergillosis)

Nấm phổi là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với gà đá, do nấm Aspergillus fumigatus gây ra. Các bào tử nấm này lây lan qua không khí, đặc biệt trong môi trường chuồng trại ẩm ướt, máy ấp, máy nở, chất độn chuồng.

nấm phổi

Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh:

  • Gà khó thở, thở khò khè từ phổi, ho, chảy nước mũi, nhịp thở nhanh, giảm ăn và sụt cân nhanh chóng. Trong trường hợp nặng, gà có thể xuất hiện triệu chứng thần kinh như co giật hoặc nhiễm trùng mắt.
  • Gà khô chân, khô mỏ, tiêu chảy, một số con có triệu chứng co giật (do độc tố nấm ảnh hưởng đến thần kinh), gầy dần và chết.
  • Có những u nấm to nhỏ màu trắng hay vàng xám ở trên phổi và thành túi khí, khi tách u nấm ra rất dễ dàng.
  • U nấm chia làm hai thể: u hạt có giới hạn rõ ràng, nổi rõ trên bề mặt tổ chức, thường thấy ở thể cấp; u lan tràn thì không thể đếm được, u không có giới hạn, mọc khắp các tổ chức, thường gặp ở thể mãn tính.

Bệnh nấm phổi trên gà đá làm suy yếu hệ hô hấp, khiến gà mất đi sức bền – yếu tố sống còn trong các trận đấu. Nếu không được điều trị kịp thời, nấm phổi có thể dẫn đến tử vong lên đến 80%.

2. Nấm diều (Nhiễm nấm men ở diều)

Nấm diều do Candida albicans – một loại nấm men sống hoại sinh trên niêm mạc đường tiêu hóa và gây bệnh có tính chất cơ hội khi miễn dịch cơ thể bị suy giảm gây ra. 

nấm diều

Bệnh nấm diều trên gà đá là bệnh phát cơ hội khi:

  • Thức ăn, nước uống, môi trường nuôi nhiễm nấm bệnh.
  • Gia cầm nuôi nhốt, lồng, đói, “rỗng” diều (thiếu thức ăn), thiếu vitamin A.
  • Vệ sinh chuồng nuôi kém, nuôi chật, thông thoáng kém, nền ẩm, nước tràn…
  • Lạm dụng sử dụng kháng sinh, corticoid hay hóa chất tiêu độc khử trùng không đúng nồng độ, liệu trình và kéo dài.
  • Lỗi trong chăm sóc, nuôi dưỡng, thiếu các vitamin, nhất là vitamin A, D và E, các vitamin nhóm B.
  • Tác động stress, vận chuyển, suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh có thể kế phát từ một số bệnh đường tiêu hóa, bệnh ký sinh trùng.

Triệu chứng phổ biến của bệnh đó là: 

  • Con bệnh lờ đờ, chậm chạp, nằm bẹp, giảm ăn, giảm cân, lông xù dựng, xuất hiện màng giả ở mép, miệng, diều, thực quản làm cho con vật bỏ hay ăn ít do khó nuốt, ăn khó tiêu.
  • Diều sưng, ít thức ăn không tiêu, đầy nước lầy nhầy, mùi chua, thỉnh thoảng nôn ộc chất lỏng nhầy, mùi hôi, chua khó chịu.
  • Miệng hôi, màng giả màu trắng, loét niêm mạc, lưỡi.
  • Phân sống, lỏng, màu nâu hay vàng xanh.

3. Bệnh nấm da (Bệnh mốc da)

Bệnh mốc trên gà chọi do nấm Trichophyton gallinae gây ra, thường xuất hiện khi điều kiện môi trường sống không đảm bảo, khu vực chuồng nuôi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, không dọn vệ sinh thường xuyên dễ khiến gà mắc bệnh. Bệnh mốc rất dễ lây lan, đặc biệt khi gà khỏe tiếp xúc với gà mắc bệnh.

nấm gà đá

Khi gà bị bệnh sẽ có các biểu hiện sau đây:

  • Gà hay rỉa lông, cánh, ngực thường xuyên. 
  • Các vùng da trên đầu, cổ, mào tích hoặc toàn thân xuất hiện các vảy nhỏ màu trắng sau tạo thành những đám nấm màu trắng, sần sùi như có bột trắng phủ lên. Ban đầu, những dấu hiệu này chỉ xảy ra ở một số vùng nhất định. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh sang những vùng khác và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. 

Gà chiến khi bị nấm mốc thường hay khó chịu, ngứa ngáy toàn thân. Đồng thời, sức khỏe, tính thẩm mỹ và khả năng chiến đấu của chúng cũng bị suy giảm đáng kể.

4. Nấm ruột (Nấm đường tiêu hóa)

Bệnh do một loại nấm có tên là Monilia albicans – một loại vi nấm sống hoại sinh trong niêm mạc đường tiêu hóa và phát triển mạnh trong điều kiện cơ thể gà bị suy giảm miễn dịch hoặc môi trường nuôi dưỡng không đảm bảo.

Bệnh nấm đường ruột ở gà thường biểu hiện qua các triệu chứng lâm sàng rõ rệt:

  • Gà lờ đờ, ít vận động, giảm hoặc bỏ ăn, sụt cân nhanh.
  • Xuất hiện mảng trắng/xám trong miệng, lưỡi, thực quản, diều.
  • Diều sưng, chứa thức ăn không tiêu hóa, có mùi chua.
  • Tiêu chảy, phân lỏng màu nâu, xanh hoặc vàng.
  • Lông xù, cơ thể suy yếu.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nấm ruột trên gà đá có thể gây ra suy giảm dinh dưỡng nghiêm trọng do tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của gà mà còn tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập, gây nguy hiểm đến sức khỏe toàn đàn.

Cách phòng trị bệnh nấm trên gà đá

thuốc trị nấm cho gà chọi

Để bảo vệ gà đá khỏi các bệnh nấm, anh em cần kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Biện pháp phòng bệnh

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, đặc biệt với các bệnh nấm vốn dễ lây lan và khó trị dứt điểm. Dưới đây là một số biện pháp quan trọng:

  • Vệ sinh chuồng trại: Chuồng nuôi cần được giữ sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng. Thay chất độn chuồng thường xuyên, khử trùng định kỳ bằng các chất như vôi bột hoặc thuốc sát trùng để tiêu diệt bào tử nấm.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Sử dụng thức ăn sạch, không bị mốc, bổ sung vitamin, thuốc giải độc gan cho gà đá để tăng cường sức đề kháng cho gà, tránh cho gà ăn thức ăn ôi thiu hoặc để lâu ngày.
  • Quản lý stress: Giảm stress cho gà bằng cách tránh chen chúc trong chuồng, sắp xếp lịch huấn luyện hợp lý và cho gà nghỉ ngơi đầy đủ sau các trận đấu.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Theo dõi tình trạng của gà thường xuyên, đặc biệt sau khi đấu hoặc khi thời tiết thay đổi. Nếu phát hiện gà có dấu hiệu bất thường, cần cách ly ngay để tránh lây lan.

Điều trị bệnh bằng thuốc đặc trị

Khi gà đã mắc bệnh nấm, việc sử dụng thuốc đặc trị là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trong số các sản phẩm trên thị trường, NEO TATIN GOLD của công ty thuốc thú y Sumi – Japan Pharma là lựa chọn hàng đầu nhờ khả năng đặc trị toàn diện các bệnh nấm trên gà đá.

– NEO TATIN GOLD (kháng sinh bột công nghệ bao viên)

  • Thành phần: Neomycin Sulfate, Nystatin, tá dược đặc biệt vừa đủ.
  • Công dụng: Đặc trị các bệnh nấm diều, nấm phổi, viêm ruột trên cả gia súc và gia cầm.

– NEO TATIN GOLD (viên nang bột)

  • Thành phần: Neomycin Sulphate, Nystatin, Lactose, Dextrose và tá dược đặc biệt vừa đủ.
  • Công dụng: Đặc trị nấm diều, nấm phổi, nấm miệng, nấm dạ dày tuyến và viêm ruột.

Với các biện pháp phòng ngừa đúng cách và sự hỗ trợ từ NEO TATIN GOLD, anh em hoàn toàn có thể giúp chiến kê của mình vượt qua mọi thử thách, luôn khỏe mạnh và sẵn sàng chinh phục mọi sàn đấu.

Liên hệ Sumi – Japan Pharma ngay hôm nay để được tư vấn và đặt mua thuốc trị bệnh nấm cho gà đá, gà chọi, gà nòi nhé!

+ Hotline: 0912.55.1102 – 092.7899.555

+ Tìm hiểu và mua sản phẩm trên website của Sumi Japan: https://sumi-japan.com.vn/product-category/san-pham-cho-ga-da

+ Fanpage: SUMI – JAPAN Pharma

+ Website: sumi-japan.com.vn

Tin liên quan